Foam bàn phím là một bộ phận quan trọng giúp cải thiện âm thanh cũng như cảm giác gõ trong quá trình làm việc và giải trí. Việc lựa chọn đúng loại foam phù hợp sẽ giúp bạn có được một chiếc bàn phím với âm thanh và cảm giác gõ như ý muốn. Tuy nhiên, để phân biệt được chất liệu phù hợp đòi hỏi bạn phải có kiến thức và kinh nghiệm nhất định.
Foam bàn phím là gì?
Foam là một lớp vật liệu được lót vào 1 trong 3 vị trí nằm ở phía bên trong bàn phím, và cũng đặt tên theo công dụng. Cụ thể thì chúng sẽ bao gồm case foam (trên plate), plate foam (giữa plate và pcb), và switch foam (dưới plate foam hoặc đặt tại chân switch). Mục đích chính của chúng là hấp thụ khuếch đại hoặc hấp thụ âm thanh, đồng thời cũng cải thiện chất lượng gõ phím.
Công dụng của foam bàn phím
Tăng độ ổn định: Foam bàn phím giúp cân bằng switch, giảm rung lắc khi gõ. Hay lót foam dưới đáy case để làm giảm độ trũng trong quá trình gõ phím.
Cải thiện âm thanh: Đa số chất liệu của foam bàn phím đều có tác dụng giảm thiểu tiếng vang và độ chói của âm thanh.
Tăng cường cảm giác tay: Foam cũng giúp làm giảm độ cứng của switch, tạo cảm giác gõ phím mượt mà và êm ái hơn.
Đảm bảo vệ sinh: Trong quá trình sử dụng, người dùng sẽ không thể nào tránh khỏi tình trạng bị bám bụi hay nước lọt vào trong bàn phím. Do đó việc lót foam bàn phím còn giúp làm tăng độ bền của thiết bị.
Bảo vệ linh kiện: Nhờ có các lớp foam bàn phím mà lực tác động của người dùng sẽ không làm cho các linh kiện bên trong va chạm vào nhau. Việc này giảm thiểu tối đa rủi ro tình trạng trầy xước và cong vênh của từng bộ phận.
Phân loại foam bàn phím
Nhựa PE (Polyethylen)
Đặc điểm: Mềm, mỏng, giá thành rẻ. Có tác dụng chính là khếch đại âm thanh, thường được dùng để tạo ra âm thanh thocky cho bàn phím.
Ưu điểm: Dễ cắt, dễ tạo hình, phù hợp với hầu hết loại bàn phím.
Nhược điểm: Độ bền không cao, dễ bị biến dạng.
Silicone
Đặc điểm: Dẻo dai, bền bỉ và có khả năng phục hồi hình dạng tốt.
Ưu điểm: Giảm tiếng vang hiệu quả và cải thiện độ đàn hồi.
Nhược điểm: Giá thành cao.
Nhựa EVA (Ethylene Vinyl Acetate Copolymer)
Đặc điểm: Mềm, nhẹ, có khả năng cách nhiệt và tiêu âm tốt.
Ưu điểm: Giá thành rẻ, dễ tìm.
Nhược điểm: Độ bền không cao, dễ bị rách.
Poron
Đặc điểm: Đa dạng về kích thước và độ dày, có tính đàn hồi cao.
Ưu điểm: Dễ tùy chỉnh chất âm và cảm giác gõ theo sở thích.
Nhược điểm: Khó cắt và tạo hình.
Neoprene
Đặc điểm: Về bản chất là cao su tổng hợp có độ đàn hồi và chịu nhiệt cao.
Ưu điểm: Linh hoạt, lót được cả case foam, plate foam, và có khả năng tiêu âm tốt hơn EVA.
Nhược điểm: Khả năng phục hồi kém, khó vệ sinh và bảo quản.
Cao su lưu hóa
Đặc điểm: Có cấu trúc liên kết dạng tổ ong, có khả năng hấp thụ âm thanh và cách nhiệt tốt.
Ưu điểm: Dày, tiêu âm tốt và dễ tạo hình.
Nhược điểm: Trọng lượng và giá thành cao hơn các chất liệu khác.
Cách lựa chọn foam bàn phím
Switch: Nếu bạn thích sử dụng switch linear thì nên chọn những loại foam mềm hoặc có khả năng tiêu âm tốt. Còn switch tactile hay clicky thì nên lót thêm foam cứng hoặc có độ phản hồi tốt hơn.
Case: Khung được làm từ nhôm sẽ khiến cho bàn phím tăng thêm độ vang, do đó bạn nên ưu tiên chọn loại foam dày và cứng như Poron hay Neoprene.
Mục đích sử dụng: Nếu bạn ưu tiên âm thanh có độ trầm ấm và cảm giác êm tai khi gõ phím thì nên chọn silicone hoặc poron. Còn muốn tăng thêm độ vang hay có được âm thanh thocky thì có thể chọn PE, đây cũng là lựa chọn dành cho những ai muốn tiết kiệm chi phí và thời gian.
Metagear hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về foam bàn phím và các phân loại của chúng. Nếu có thắc mắc cần được giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi tại đây hoặc qua số hotline 032 965 1688 để được tư vấn và sở hữu một chiếc bàn phím cơ phù hợp với nhu cầu nhé!