PCB (Printed Circuit Board) là một thành phần vô cùng quan trọng của bàn phím cơ, đóng vai trò kết nối và truyền dẫn tín hiệu giữa các switch và vi điều khiển. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về PCB, Metagear sẽ chia sẻ một bài viết chi tiết về chủ đề này nhé!
PCB là gì?
PCB là tên viết tắt của Printed Circuit Board, được hiểu là một tấm mạch in được thiết kế đặc biệt để truyền chứa các linh kiện điện tử như diode, vi điều khiển,… Trong bàn phím cơ, PCB có nhiệm vụ kết nối và truyền dẫn tín hiệu từ switch đến thiết bị khi bạn gõ phím.
Về cấu tạo, PCB bao gồm các mạch dẫn được khắc lên một tấm kim loại mỏng như đồng, thép, nhôm,… Phía trên bề mặt được khắc sẽ có một lớp seal thường có màu xanh lá, nâu hoặc đỏ nhưng hiện nay thì nó đã được đa dạng hơn với nhiều màu sắc độc đáo. Bên cạnh đó thì còn có thêm các thành phần mạch (circuit components) được hàn theo thiết kế tương ứng của từng loại thiết bị. Tùy thuộc vào độ phức tạp mà các mạch dẫn có thể nằm dày đặc ở cả 2 mặt của PCB.
Vai trò của PCB
Kết nối các linh kiện: PCB là cầu nối giữa switch, diode cùng nhiều linh kiện điện tử khác nhằm thực hiện những chức năng nhất định.
Cung cấp nguồn điện: Khi có dòng điện chạy qua, PCB sẽ đảm nhận vai trò phân phối nguồn điện cho các linh kiện trên bàn phím.
Truyền dẫn tín hiệu: Khi bạn nhấn một phím, tín hiệu điện sẽ được truyền từ PCB đến vi điều khiển. Tín hiệu sau đó sẽ được xử lý và gửi đến máy tính.
Phân loại PCB
Theo chất liệu
FR-4: Đây là loại PCB phổ biến nhất, được làm từ epoxy và sợi thủy tinh, có độ bền cực cao và chịu nhiệt tốt.
Nhôm: PCB này sẽ có giá thành đắt hơn FR-4, giúp làm tăng độ cứng cáp và giảm tình trạng cong vênh của bàn phím.
Theo thiết kế
PCB mạch hàn: Switch bàn phím sẽ được hàn trực tiếp lên PCB.
PCB hotswap: Với thiết kế cầu kỳ hơn, các mạch dẫn sẽ được làm rời và cho phép người dùng thay thế switch dễ dàng mà không cần đến dụng cụ hàn nối chuyên dụng.
Theo layout
Dựa trên nhu cầu sử dụng đa dạng của người dùng, PCB cũng được điều chỉnh để đáp ứng những layout và kích thước khác nhau của bàn phím cơ.
Lưu ý khi lựa chọn PCB
Khả năng tương thích: Như đã đề cập ở trên thì PCB cũng rất đa dạng về mẫu mã, kích thước hay chức năng. Do đó, bạn hãy kiểm tra thật kỹ độ tương thích giữa switch, keycap và case bàn phím trước khi ra quyết định mua hoặc thay thế.
Chất lượng: Theo sự hình thành và phát triển của các công ty linh kiện điện tử, PCB cũng được sản xuất với số lượng lớn. Khiến cho việc phân loại trở nên khó khăn và mất thời gian hơn. Do đó, bạn hãy ưu tiên chọn mua PCB của các nhà sản xuất uy tín để đảm bảo chất lượng và độ bền.
Tính năng: Nếu bạn mong muốn bàn phím có những tính năng đặc biệt như hotswap, RGB, Rollover,… thì hãy chọn PCB có hỗ trợ các tính năng đó.
Kinh nghiệm lựa chọn PCB
Nhu cầu: Nếu bạn thường xuyên tìm đến những cảm giác gõ phím mới lạ, hãy lựa chọn PCB có hỗ trợ hotswap. Còn nếu yêu thích ngoại hình nổi bật của bàn phím thì có thể lựa chọn PCB có led RGB.
Ngân sách: Dựa trên nhu cầu và sở thích của bạn, hãy lựa chọn PCB có chất liệu và hỗ trợ đủ các tính năng mà bạn mong muốn. Tránh việc lãng phí tiền bạc để đầu tư một cách kém hiệu quả.
Kích thước và layout: Đây là vấn đề rất cơ bản cho những ai muốn tùy chỉnh PCB của bàn phím. Hãy tìm những PCB có layout và vị trí gắn switch, núm vặn,… đúng với kích thước và chức năng.
Metagear hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về PCB bàn phím cơ và vai trò của chúng. Nếu có thắc mắc cần được giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi tại đây hoặc qua số hotline 032 965 1688 để được tư vấn và sở hữu một chiếc bàn phím cơ phù hợp với nhu cầu nhé!