Layout bàn phím cơ được hiểu đơn giản là cách sắp xếp các phím nhấn trên một bàn phím. Nó quyết định vị trí của các phím chữ, số, ký hiệu đặc biệt và các phím chức năng. Việc hiểu về layout sẽ giúp bạn lựa chọn được một chiếc bàn phím cơ phù hợp với sở thích và nhu cầu sử dụng.
Layout bàn phím cơ theo ký tự
ANSI: Đây là layout phổ biến nhất hiện nay và thường được chọn để custom vì sở hữu khả năng tùy chỉnh cao. Cách đơn giản nhất để bạn nhận ra layout ANSI là phím enter có hình chữ nhật.
ISO: Đặc điểm nhận dạng của layout này cũng nằm ở phím enter khi nó có hình dạng chữ L ngược, bên cạnh đó thì phím left shift còn có thể được chia làm 2 phím khác nhau, với phím phụ thường có ký hiệu là <>.
JIS: Layout này được sử dụng chủ yếu ở Nhật Bản và khác biệt hoàn toàn so với ANSI và ISO về vị trí và số lượng phím. Chẳng hạn như phím space được rút ngắn đi để bổ sung một vài phím bổ trợ bên cạnh nó.
Layout bàn phím cơ theo form factor (hay tỷ lệ)
Full size (100%): Đây là layout sở hữu đầy đủ các chức năng như function, numpad và định hướng, thường thì chúng sẽ bao gồm 104 phím. Do đó, layout full size thường được sử dụng rộng rãi ở môi trường văn phòng để giúp người dùng dễ dàng nhập và xử lý số liệu.
1800 Compact (98 hoặc 96%): Layout này còn được hiểu là layout 96% do kích thước được thu gọn nhằm giúp cho người dùng tiết kiệm diện tích. Đa số bàn phím có layout này đều sở hữu đầy đủ phím như layout full size và khoảng cách giữa các cụm phím được kéo lại gần nhau hơn.
Tenkeyless (80%): Layout tenkeyless thường được cộng đồng gọi là tkl và có kích thước nhỏ gọn hơn nhiều khi so sánh với 2 layout trên. Chúng thường chỉ bao gồm 87 phím vì đã được lược bỏ đi cụm numpad ở bên phải. Chính vì thế nên tenkeyless phù hợp với những ai đã quen với việc dùng phím số phía trên hoặc đơn giản là không có nhu cầu sử dụng numpad.
Layout 75%: Nhờ lược bỏ bớt 3 phím chức năng và rút ngắn khoảng trống giữa các phím, layout 75% là sự lựa chọn phù hợp cho những ai có yêu cầu cao hơn về việc tiết kiệm diện tích làm việc hay giải trí. Đây cũng là layout phổ biến thứ 2 trong cộng đồng bàn phím cơ do sở hữu tính tối ưu. Không chỉ gọn gàng, ngăn nắp mà chúng còn giúp cho người dùng tiết kiệm được phần lớn chi phí phát sinh khi custom.
Layout 65%: Layout này thường được ưu chuộng trong giới game thủ do họ không cần dùng đến numpad và dải phím F. Việc giảm số lượng phím còn 67 hoặc 68 phím còn giúp cho người dùng tiết kiệm diện tích hay tối ưu cân năng. Do đó, đây layout này còn thường được lựa chọn bởi những ai thường xuyên phải di chuyển trong quá trình làm việc. Từ nhà đến trường học, công ty hay những quán cà phê,… layout 65% đều sẽ đáp ứng được tối đa nhu cầu về độ linh hoạt.
Layout 60%: Nếu bạn vẫn chưa hài lòng về sự tối ưu của layout 65% thì Metagear xin phép được giới thiệu về layout 60%. Hiểu đơn giản thì layout này tương tự layout 65% nhưng các phím điều hướng thì được lược bỏ đi để thu gọn kích thước hết cỡ.
Layout Alice: Đối với những ai yêu thích gõ phím và mong muốn có trải nghiệm tối ưu nhất thì có thể lựa chọn layout này.
Layout Southpaw: Đây là một biến thể dành riêng cho những ai thuận tay trái. Thay vì sở hữu cụm numpad nằm ở bên phải thì layout bàn phím cơ này lại xếp nó nằm ở phía bên trái. Một số bàn phím cơ, thay vì có bố cục phím QWERTY truyền thống thì chúng lại đảo ngược các phím.
Các layout khác: Theo xu hướng phát triển của công nghệ và nhu cầu phát sinh của người dùng thì trên thị trường còn có thêm một số layout khác ít phổ biến hơn. Có thể kể đến là layout 40% được lược bỏ cụm numpad, dải F và dải số, thậm chí là không có phím tab, caplocks,… Hay layout numpad (bàn phím số) chỉ có các phím số và chức năng ở cụm numpad thông thường.
Metagear hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về layout bàn phím cơ. Nếu có thắc mắc cần được giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi tại đây hoặc qua số hotline 032 965 1688 để được tư vấn và sở hữu một chiếc bàn phím cơ phù hợp với nhu cầu nhé!