Tản LED là một bộ phận quan trọng trong cấu tạo của một chiếc switch, giúp tạo ra hiệu ứng ánh sáng đẹp mắt và bảo vệ mắt người dùng. Tuy nhiên, việc lựa chọn switch có tản LED hay không còn phụ thuộc vào nhu cầu và sở thích của mỗi người.
Định nghĩa
Tản LED, hay còn được gọi là Diffuser, là một bộ phận nhỏ thường được sử dụng trong các dòng switch cao cấp, được làm bằng nhựa hoặc silicone. Tản LED rất quan trọng với những mẫu bàn phím cơ có tích hợp backlight RGB với dải màu rộng và đa dạng. Chúng cũng có vai trò quan trọng, giúp phân tán ánh sáng từ đèn LED của mạch PCB, để tạo ra hiệu ứng ánh sáng đồng đều và mềm mại hơn.
Cấu tạo và cơ chế hoạt động
Cấu tạo: Diffuser có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, tùy thuộc vào loại switch và thiết kế. Chúng cũng thường được làm từ nhựa trong suốt hoặc loại nhựa có khả năng khuếch tán ánh sáng. Do đó, bộ phận này tiếp xúc trực tiếp với nguồn sáng từ đèn LED, từ đó mang đến hiệu ứng ánh sáng bắt mắt.
Cơ chế hoạt động: Khi đèn LED phát sáng, ánh sáng sẽ đi qua diffuser và bị phân tán, khúc xạ nhiều lần trước khi chiếu ra ngoài. Nhờ cấu trúc đặc biệt này, ánh sáng sẽ trở nên mềm mại, đều màu hơn và giảm hiện tượng bóng loang.
Ưu điểm của switch có tản LED
Ánh sáng đồng đều: Ánh sáng được phân tán đều khắp bề mặt keycap, tạo ra hiệu ứng ánh sáng đẹp mắt và sang trọng.
Giảm hiện tượng bóng loang: Tản led giúp giảm thiểu hiện tượng ánh sáng tập trung vào một điểm duy nhất, tạo ra những vùng sáng tối khác nhau trên keycap.
Bảo vệ mắt: Ánh sáng dịu nhẹ, không gây chói mắt giúp bảo vệ mắt của người dùng, đặc biệt là khi sử dụng bàn phím trong thời gian dài.
Tăng tính thẩm mỹ: Ánh sáng đồng đều và mềm mại làm tăng tính thẩm mỹ cho bàn phím, mang đến sự sang trọng và hiện đại.
Tăng tuổi thọ bàn phím: Bằng việc lắp thêm tản LED, khe hở trên switch cũng được che lại đáng kể. Nhờ đó làm giảm sự bám bẩn trong quá trình sử dụng.
Nhược điểm của switch có tản LED
Giảm độ sáng: Việc phân tán ánh sáng sẽ làm giảm độ sáng của LED RGB. Điều này thường không đáng kể và có thể được bù lại bằng cách tăng cường độ sáng của đèn.
Hướng switch: Tương tự với keycap, LED ở PCB mạch ngược và mạch xuôi cũng là một vấn đề khiến nhiều người cảm thấy không hài lòng. Trong thực tế, tản LED không thể tỏa sáng hết toàn bộ bàn phím vì hạn chế trong thiết kế bo mạch.
Tăng chi phí sản xuất: Khi switch được lắp thêm tản LED, chi phí của chúng sẽ tăng lên đáng kể. Chính vì thế nên chỉ thường được sử dụng trong các phân khúc cao cấp, có giá trị cao.
Meta Gear hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về bộ phận tản LED trên thiết kế switch. Nếu có thắc mắc cần được giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi tại đây hoặc qua số hotline 032 965 1688 để được tư vấn và sở hữu một chiếc bàn phím cơ phù hợp với nhu cầu nhé!