Bluetooth đã trở thành một công nghệ truyền tín hiệu không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Với những cải tiến không ngừng, bluetooth ngày càng trở nên mạnh mẽ và linh hoạt hơn, mở ra nhiều ứng dụng mới trong cuộc sống hàng ngày. Vậy bạn đã thực sự nắm rõ thông tin về công nghệ hiện đại này chưa? Cùng Metagear khám phá trong bài viết này nha.
Bluetooth là gì?
Bluetooth là một chuẩn kết nối không dây có phạm vi phủ sóng rộng, thường được sử dụng để kết nối các thiết bị điện tử với nhau. Công nghệ này cho phép truyền dữ liệu, âm thanh hay thậm chí là cả hình ảnh giữa các thiết bị thông minh như điện thoại di động, máy tính bảng, laptop, pc, tai nghe, loa cùng nhiều thiết bị khác.
Chức năng của bluetooth
Chức năng chính của bluetooth là tạo ra kết nối không dây từ bàn phím đến các thiết bị ngoại vi và ngược lại. Từ đó thực hiện các chức năng khác như:
Truyền dữ liệu: Chia sẻ tệp, hình ảnh, video giữa các thiết bị thông minh.
Kết nối với thiết bị ngoại vi: Bằng quá trình thu phát sóng tín hiệu, các thiết bị này sẽ được kết nối với nhau để thực hiện một chức năng cụ thể. Chẳng hạn như việc bạn gõ phím để nhập liệu trên máy tính.
Xử lý tín hiệu: Thông qua việc gõ phím, bộ phận phát bluetooth sẽ mã hóa các phím nhấn thành tín hiệu dạng sóng đến thiết bị được kết nối. Ngược lại, các thiết bị như máy tính, laptop khi nhận được tín hiệu từ bàn phím cũng sẽ thực hiện các tác vụ tương ứng.
Ứng dụng của bluetooth vào bàn phím
Ưu điểm
Tăng tính linh hoạt: Với chuẩn kết nối không dây, người dùng sẽ không còn bị giới hạn bởi dây cáp. Do đó bạn có thể thoải mái di chuyển hoặc mang bàn phím đến nhiều nơi làm việc và giải trí khác nhau như văn phòng, phòng ngủ, quán cà phê,…
Giảm bớt sự lộn xộn: Khi không dùng đến dây cáp, không gian nơi bạn làm việc và giải trí cũng sẽ trở nên gọn gàng và ngăn nắp hơn.
Kết nối đa thiết bị: Một chiếc bàn phím cơ thường sẽ có khả năng kết nối với nhiều thiết bị khác nhau như máy tính, laptop, điện thoại hay tablet.
Nhược điểm
Dễ bị nhiễu sóng: Nếu bạn làm việc trong môi trường có nhiều thiết bị hỗ trợ bluetooth thì rất dễ gặp tình trạng này.
Độ trễ: Khi sóng bị nhiễu, kết nối giữa 2 thiết bị có thể tạo ra khoảng trễ nhỏ, thậm chí là không nhận tín hiệu hoặc ngưng kết nối.
Yêu cầu pin: Bàn phím nào cũng cần sử dụng pin, vì vậy bạn cần phải theo dõi và sạc pin sau một khoảng thời gian sử dụng.
Giá thành: Bàn phím có hỗ trợ kết nối bluetooth thường sẽ có giá trị cao hơn so với bàn phím có dây hoặc chỉ sở hữu chế độ kết nối receiver.
Metagear hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về bluetooth và ứng dụng của công nghệ này với bàn phím. Nếu có thắc mắc cần được giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi tại đây hoặc qua số hotline 032 965 1688 để được tư vấn và sở hữu một chiếc bàn phím cơ phù hợp với nhu cầu nhé!